Vào tháng 1 năm 2012, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã kịp thời hỗ trợ 50.000 Mỹ kim cho hội Quốc Tế Greenpeace hầu tiếp tục thêm những nỗ lực của họ trong việc bảo vệ Địa Cầu quý báu của chúng ta.
Hội Quốc Tế Greenpeace là một tổ chức quốc tế độc lập vận động việc chia sẻ thông tin tối quan trọng và giúp thay đổi thái độ và hành vi của con người đối với môi trường chung quanh họ.
Đây là một nhóm nhiệt tâm gồm các tình nguyện viên hết lòng ủng hộ việc bảo tồn hệ sinh thái của Địa Cầu chúng ta. Họ cũng thúc đẩy hòa bình giữa các dân tộc của mọi quốc gia. Tổ chức này không nhận đóng góp từ chính phủ hay công ty, mà chủ yếu dựa vào ủng hộ từ các cá nhân và những quỹ tài trợ. Họ được biết đến tại trên 40 quốc gia khắp châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi và Thái Bình Dương. Greenpeace có hơn 2,8 triệu ủng hộ viên. Các chiến dịch của tổ chức là những chương trình nghị sự khẩn cấp dưới đây:
- Nhấn mạnh sự suy thoái của Địa Cầu do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bằng cách ủng hộ năng lượng bền vững;
- Bảo vệ đại dương của chúng ta khỏi sự phá hủy và đánh cá bừa bãi và tạo ra hệ thống bảo tồn biển toàn cầu;
- Bảo vệ rừng mưa nguyên sinh, đa dạng sinh học và những người phụ thuộc vào rừng để sinh sống;
- Làm việc để tước bỏ vũ khí và loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân cùng việc khuyến khích hòa bình giữa các quốc gia thù địch và các đảng phái xung đột;
- Làm việc hướng tới tương lai không độc tố với sự lựa chọn thay thế các chất hóa học độc hại trong các sản phẩm và khu vực sản xuất; và cuối cùng
- Thúc đẩy và tìm kiếm các phương pháp nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm với xã hội, bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh thái trong quá trình làm việc và gạt bỏ các sinh vật bị biến đổi gen.
Trong lá thư công nhận và tri ân, ông Philip D. Radford, Giám đốc Điều hành Greenpeace, cho biết rằng đóng góp quảng đại này sẽ giúp họ đạt thêm mục tiêu của họ nhiều hơn trong nhiều khu vực trên thế giới. Ông cũng nói rằng chắc chắn đây sẽ là đóng góp tích cực cho Hội Nghị Thượng Đỉnh Địa Cầu Rio sắp tới, diễn ra từ ngày 13 đến 22 tháng 6 năm 2012 ở Ba Tây.
Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh, Greenpeace đã mở màn cuộc vận động Cứu Bắc Cực, trong đó có thỉnh nguyện thư kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới kiến tạo nơi cư trú quốc tế quanh Bắc Cực và cấm khoan dầu ngoài khơi và công nghiệp phá hoại ở Bắc Cực. Khởi xướng này được hơn 6,8 triệu người ủng hộ trên khắp thế giới.